Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc với các nhà đầu tư. Thông qua chỉ số này các nhà đầu tư có thể xem xét được tiềm lực kinh tế của một quốc gia. Vậy chỉ số giá tiêu dùng là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì?
CPI là từ viết tắt của cụm từ Consumer Price Index. Đây là chỉ số tính theo phần trăm thể hiện mức độ thay đổi trung bình của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Chỉ số tiêu dùng CPI phản ánh mức tiêu dùng, sức mua của một nền kinh tế và được tính theo tỷ lệ phần trăm. Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá hay người ta còn gọi là lạm phát.
Ý nghĩa của CPI
Chỉ số giá tiêu dùng sẽ phản ánh mức độ biến động của giá cả sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng cũng như các dịch vụ dùng trong sinh hoạt của người tiêu dùng hoặc hộ gia đình. Vì vậy chỉ số này được dùng để theo dõi sự thay đổi ngân sách theo thời gian.
Khi nền kinh tế thị trường tăng đột ngột trong một thời gian cố định thì đồng thời chỉ số CPI được tăng lên và nền kinh tế của thị trường đó đang bước vào giai đoạn lạm phát. Và ngược lại nếu chỉ số CPI giảm thì nền kinh thế thị trường sẽ rơi vào trạng thái giảm phát. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thị trường.
Nếu CPI tăng đột ngột tăng đến mức không kiểm soát được thì sẽ dẫn đến mức siêu lạm phát. Còn nếu CPI giảm đáng kể là do sự sụt giảm của tổng cầu thì sẽ gây ra hiện tượng giảm phát và kéo theo nhiều hệ lụy quan trọng chẳng hạn như suy thoái và khủng hoảng kinh tế tài chính và dẫn đến thất nghiệp.
Cách tính chỉ số giá tiêu dùng
Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa: Các này chúng ta có thể thông qua khảo sát, nghiên cứu thị trường để xác định lượng hàng hóa và dịch vụ chủ yếu mà trung bình một người tiêu dùng sở hữu trong một thời gian nhất định.
Bước 2: Xác định giá: Thống kê giá cả của từng mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm cụ thể diễn ra khảo sát.
Bước 3: Tính tổng chi phí để mua giỏ hàng hóa theo công thức: dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại sản phẩm rồi cộng lại.
Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm
Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát
Ứng dụng của chỉ số CPI trong thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một nền kinh tế. Vì vậy việc tính toán và phân tích các kỹ thuật chỉ số CPI sẽ đem lại tác động tích cực cho doanh nghiệp, nền kinh tế thị trường và cả chính phủ. Từ đó người tiêu dùng có sự chuẩn bị trước về những thay đổi của mức giá bán lẻ sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng.
Chỉ số CPI còn dùng làm công cụ đo lường và thống kê mức độ lạm phát cho những yếu tố khác trong thị trường như lệch giá bán lẻ, thu nhập hay giá trị đồng tiền,...
CPI còn được sử dụng để kiểm soát và điều chỉnh mức độ thu nhập của người dân. Ví dụ như khi chỉ số CPI tăng thì chính phủ sẽ kiểm soát và điều chỉnh mức lương cơ bản để phù hợp với mức chi cho sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng.
CPI có tác động trực tiếp đến mức sống của người tiêu dùng vì khi CPI giảm đồng nghĩa với việc giá của giỏ hàng sẽ được tính theo CPI giảm, khi đó số tiền dành riêng cho tiêu dùng hằng ngày của người dân sẽ giảm. Nếu CPI giảm nhưng thu nhập của người dân không thay đổi, thì việc giảm ngân sách tiêu dùng sẽ giúp ổn định chi tiêu và nâng cao mức sống cho người dân.
Với bài viết phân tích về chỉ số tiêu dùng CPI của FX Việt hy vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi bắt đầu giao dịch tại thị trường forex.
Với bài viết phân tích về chỉ số tiêu dùng CPI của FX Việt hy vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi bắt đầu giao dịch tại thị trường forex.
Blogger Comment
Facebook Comment